Gạo tấm là gì? Những lợi ích khi ăn gạo tấm
Gạo tấm chính là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong món cơm tấm trứ danh Sài Gòn. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa thực sự biết gạo tấm là gì, có đặc điểm như thế nào? Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây của waltcurleeart.com chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại gạo độc đáo này của Việt Nam, đừng bỏ lỡ nhé.

I. Gạo tấm là gì?

Gạo tấm là những hạt gạo có kích thước nhỏ, bị vỡ khi xay xát
Gạo tấm chính là những hạt gạo bị vỡ trong quá trình phơi khô, xay xát hoặc khi vận chuyển. Tuy những hạt gạo này không đều nhưng chúng vẫn mang lại nguồn giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe bởi vì phần phôi và cám gạo vẫn được giữ nguyên. Bên cạnh đó, kích thước của gạo tấm khá nhỏ nên thích với với người già hoặc trẻ nhỏ đang tập ăn.
Trong quá trình xay xát, phần đầu của những hạt gạo là hạt tấm bị phá vỡ khi tách ra khỏi vỏ. Khi chưa có máy phân loại, người nông dân sẽ dùng sàng thủ công để tách những hạt gạo nguyên và gạo tấm ra riêng.
Không chỉ tại Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng tiêu thụ gạo tấm với nhiều mục đích đa dạng như làm món ăn, chế biến thành bột, dùng trong chăn nuôi…
Có thể thấy không chỉ mang lại hương vị thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng mà gạo tấm còn có giá thành rẻ. Vì thế mà cơm tấm dù là món ăn bình dân nhưng lại trở thành món ăn yêu thích của mọi tầng lớp.
Gạo tấm được chia thành 2 loại chính là tấm nở và tấm thơm.
  • Gạo tấm nở: hạt gạo to, có màu trắng trong và nở nhiều khi nấu chín.
  • Gạo tấm thơm: hạt gạo nhỏ, có màu trắng đục và dính dẻo. Khi nấu chín có mùi thơm, ngọt và chứa hàm lượng tinh bột cao.

II. Đặc điểm của gạo tấm

Giá trị dinh dưỡng của gạo tấm cũng tương đương với gạo trắng thông thường. Đôi khi gạo tấm còn chứa nguyên phôi, cám gạo nên mang đến giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo bình thường. Theo một số kết quả nghiên cứu, việc xay xát thóc thành gạo sẽ tạo ra khoảng 16% là gạo tấm. Vậy đặc điểm của gạo tấm là gì?
  • Gạo tấm có kích thước không đều nhau và được làm vỡ tự nhiên.
  • Gạo tấm không chứa tạp chất và vẫn đảm bảo được yêu cầu, tiêu chuẩn của gạo sạch.
  • Gạo tấm có thể còn dính một phần phôi gạo, cám gạo nên giá trị dinh dưỡng vẫn được giữ nguyên, thậm chí còn cao hơn gạo thường.
  • Gạo tấm khi nấu chín sẽ có màu trắng đục, dẻo vừa phải.
  • Thời gian nấu chín của gạo tấm nhanh hơn so với gạo thông thường.
  • Giá thành của gạo tấm cũng rẻ hơn so với các loại gạo thông thường khác.

III. Một số lợi ích của gạo tấm

Món cơm tấm trứ danh Sài Gòn được làm từ gạo tấm
  • Trong đời sống hàng ngày: Gạo tấm có kích thước nhỏ, nên khi ăn sẽ cảm thấy mềm hơn gạo thông thường, thời gian nấu cũng nhanh hơn và có thể dùng để nấu cháo. Có lẽ vì thế mà gạo tấm được dùng khá nhiều trong việc nấu ăn hàng ngày.
  • Trong công nghiệp: Không chỉ sử dụng để nấu ăn hàng ngày, gạo tấm còn được sử dụng trong công nghiệp sản xuất bia. Trong quy trình sản xuất bia, gạo tấm chiếm đến 30% nguyên liệu. Việc sử dụng gạo tấm sẽ giúp bia có hương thơm, màu sáng và vị trung tính.
  • Ngoài ra, gạo tấm còn đường dùng làm thức ăn trong lĩnh vực chăn nuôi và dùng làm bột để giặt giũ, trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, làm đẹp.

IV. Gợi ý một số loại gạo tấm ngon

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạo tấm, do đó bạn cần phải hiểu gạo tấm là gì để có thể chọn được loại gạo phù hợp.
  • Gạo tấm Tài Nguyên: đây là loại gạo được trồng ở Long An. Gạo tấm này cho hương thơm tự nhiên và mềm xốp nên rất dễ ăn.
  • Gạo tấm Đài Loan: đây là hạt giống nhập khẩu nhưng được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nên mang đến nguồn giá trị dinh dưỡng cao. Gạo tấm này cho cơm mềm dẻo, dễ ăn và giá thành rẻ.
  • Gạo tấm sa mơ: loại gạo tấm này được nhiều người ưa chuộng bởi vì hạt gạo nở xốp, cơm mềm và có vị ngọt nhẹ.
  • Gạo tấm Sơ ri: loại gạo này được trồng nhiều ở khu vực miền Tây nam bộ. Chúng cho cơm khô ráo nên thích hợp làm món cơm chiên, bánh xèo, bánh bò…
  • Gạo tấm 504 cũ: với đặc tính nở xốp, thơm nhẹ nên loại gạo tấm này được dùng để ủ bia, hoặc làm bánh, làm bún…

V. Cách nấu cơm gạo tấm ngon

Khi nấu cơm gạo tấm bạn phải quan tâm đến lượng nước
Không giống với nấu cơm bằng gạo thường, nấu cơm tấm thường khó hơn, bởi vì phần đầu của hạt gạo đã bị vỡ trong quá trình xay xát, com dễ bị cháy nếu bạn để lửa lớn hoặc dễ bị nhã nếu nấu thừa nước. Để có thể nấu được cơm từ gạo tấm ngon, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:
  • Bước 1: Nên ngâm gạo tấm trong khoảng 15 phút đến 1 tiếng với nước, khi nào thất hạt gạo nứt ra thì được.
  • Bước 2: Đổ gạo ra rổ và để cho ráo nước.
  • Bước 3: Đun sôi nước, chờ cho đến khi nước sôi mạnh thì đổ gạo vào nồi rồi khuấy đều sao cho gạo không bị bén nồi. Lưu ý, không nên khuấy quá nhiều bởi vì có thể khiến cơm bị nát.
  • Bước 4: Khi cơm sôi thì giảm nhỏ lửa để vừa đủ sôi. Sau khoảng 10 phút thì mở nắp để kiểm tra xem cơm đã chín đều chưa, khi thấy cơm đã chín đều thì tắt bếp.
Với gạo tấm thì lượng nước là yếu tố rất quan trọng, bởi chỉ cần thừa một chút là cơm cơ thể bị nát và mất đi vị ngọt. Vì thế, nếu gạo chưa ngấm thì bạn nên nấu theo tỷ lệ 1kg gạo với 1.2l nước. Còn đối với gạo đã ngâm thì nấu với tỷ lệ 1kg gạo với 1l nước.
Với những thông tin chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu được gạo tấm là gì cũng như các loại gạo tấm ngon rồi đúng không. Chúc bạn sẽ có được những bữa ăn ngon, món ăn hấp dẫn từ gạo tấm nhé.