Mạch nha là gì? Những tác dụng tuyệt vời của mạch nha
Mạch nha là cái tên không còn quá xa lạ với nhiều người, đây còn là món ăn vặt được cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều yêu thích. Thế nhưng không phải ai cũng biết mạch nha là gì, cách làm như thế nào và có công dụng với sức khỏe ra sao. Tất cả những thắc mắc này sẽ được waltcurleeart.com chúng tôi giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
I. Mạch nha là gì?
Mạch nha hay còn gọi là mầm mạch, được trồng phổ biến tại Trung Quốc, vùng Tây Âu và Bắc Mỹ. Mạch nha thuộc loại cây thảo sống hàng năm, có dễ dạng sợi, mọc thẳng đứng với chiều cao khoảng 50 đến 100cm. Phần lúa mạch mì có chiều dài khoảng 8-12mm, đường kính khoảng 3-4mm. Nếu dùng tay bóc phần vỏ ngoài chúng ta sẽ thấy mặt bụng của hạt có một rãnh.
Bộ phận được làm mạch nha dược liệu chính là hạt lúa mì đã mọc mầm. Chúng có chất cứng, khi bẻ gãy sẽ thấy phần tinh bột màu trắng có vị ngọt. Trước đây, người xưa dùng mạch nha không mầm để phơi khô làm thuốc. Thế nhưng, sau một thời gian sử dụng thì mạch nha không mầm cho hiệu quả không tốt bằng mạch nha nảy mầm rồi phơi khô.
Thời gian thu hái mạch nha được thực hiện trong tháng 4, tháng 5 hàng năm. Sau khi thu hoạch, mạch nha sẽ được ngâm trong nước khoảng 1 ngày rồi vớt ra và vẩy nước hàng ngày để chúng nảy mầm.
Như vậy có thể hiểu mạch nha chính là mộng nảy mầm của lúa mì, lúa nếp, đại mạch… Chúng chứa nhiều khoáng chất, các loại vitamin rất tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch.
II. Một số lợi ích của mạch nha
Mặc dù mạch nha thường được dùng như một chất ngọt để tăng hương vị nhưng nó cũng mang đến những lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy công dụng cụ thể của mạch nha là gì?
1. Chất dinh dưỡng đậm đặc
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mạch nha chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất, silicon và axit amin dồi dào nên hỗ trợ sức khỏe xương khớp hiệu quả. Không chỉ vậy, mạch nha còn có hàm lượng chất béo, protein và chất xơ tốt cho sức khỏe.
2. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Mạch nha cũng có tác dụng cải thiện sức khỏe của tim mạch bằng việc cân bằng hàm lượng cholesterol. Một nghiên cứu đã cho thấy chuột được ăn lúa mạch nha có mức cholesterol xấu thấp hơn so với chuột ăn cám lúa mì.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng cho thấy mạch nha còn các tác dụng giảm mỡ bụng, chỉ số cơ thể nhưng cần nghiên cứu nhiều hơn.
3. Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Theo kết quả một số nghiên cứu, mạch nha còn có công dụng hỗ trợ sự phát triển của nuôi cấy men vi sinh hỗ trợ các vi khuẩn tốt cho đường ruột, hệ tiêu hóa. Những vi khuẩn cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng và điều chỉnh mức cholesterol trong cơ thể.
4. Kích thích tâm trạng tốt hơn
Một báo cáo khoa học cho thấy mạch nha có khả năng kích thích tâm trạng tốt hơn và cải thiện sức khỏe tinh thần nhờ vào thành phần hordenine – đây là hợp chất thúc đẩy tâm trạng tốt hơn, đặc biệt là khi dùng chúng dưới dạng thành phẩm là bia.
Ngoài ra, theo các thầy thuốc Đông y thì mạch nha còn có tác dụng giúp các bà mẹ bị tắc sữa, tức vú kèm đau. Khi sử dụng mạch nha cùng với sơn trà, kê nội cân và thần khúc sẽ giúp giảm tình trạng khó tiêu, chướng bụng.
III. Hướng dẫn cách làm mạch nha tại nhà đơn giản
Như đã chia sẻ khi giải thích mạch nha là gì, đây chính mộng mầm của lúa nếp, gạo nếp, lúa mì… Vì thế bạn cũng có thể làm thử tại nhà theo các bước hướng dẫn đơn giản dưới đây.
- Bước 1: Bạn rửa sạch thóc, loại bỏ những hạt lép nổi trên mặt nước. Ngâm thóc với lượng nước gấp 3 lần thóc trong khoảng 24 giờ. Chứ 6 giờ, bạn lại thay nước mới cho thóc. Nếu có thể, bạn nên chọn lúa nếp, lúa mạch để có được thành phẩm ngon hơn.
- Bước 2: Sau khi ngâm xong, bạn hãy rải thóc ra rổ lớn, đặt rổ trong thau và đậy khăn tối màu lên. Tiếp tục ủ trong vòng 1 ngày.
- Bước 3: Sau 1 ngày ủ, bạn nhúng rổ vào nước khoảng 1 phút hoặc có thể tưới nước lên để cấp ẩm cho thóc. Nhấc rổ ra khỏi chậu nước cho ráo, rồi để vào thau và tiếp tục đậy khăn, ủ thêm 1 ngày nữa. Sau 2 ngày ủ, thóc sẽ bắt đầu nảy mầm.
- Bước 4: Bạn hãy mang thóc nảy mầm dàn đều ra khay nhựa có thành cao. Tiếp tục đậy khăn tối màu để mầm thóc tiếp tục phát triển trong khoảng 5-6 ngày nữa. Lưu ý, mỗi ngày bạn đều phải vẩy nước hoặc dùng bình xịt nước lên mặt thóc sáng 1 lần, tối 1 lần. Đến khi thóc nảy mầm cao khoảng 5-7cm, có màu vàng sáng, không vẩy nhiều nước nữa, nếu nước không còn đọng trong khay thì tưới thêm.
- Bước 5: Mang mầm thóc xé tơi nhỏ, dàn đều trên mâm và phơi nắng trong khoảng 2-3 ngày.
- Bước 6: Bạn lấy khoảng 50g mầm thóc khô giã nhỏ. Sau đó vo sạch và nấu khoảng 500g nếp với 0.5l nước. Khi cơm chín, cho sang nồi ủ, lưu ý không lần phần cơm cháy. Tiếp đến cho vào nồi khoảng 0.5l nước, chia làm 2 lần và rồi trộn đều.
- Bước 7: Cho phần mầm thóc đã giã nhỏ, trộn đều và dàn phẳng. Đem ủ trong khăn kín hoặc nồi cơm điện từ 13-15 tiếng với nhiệt độ ủ là 60 độ.
- Bước 8: Sau khi ủ xong, lấy từng phần hỗn hợp vắt trong khăn sạch để lấy phần nước. Tiếp tục lọc nước qua rây nhỏ để giữ lại các tạp chất.
- Bước 9: Cho nước lên bếp đun sôi và vớt bọt liên tục. Đun trong khoảng 1-2 giờ, thấy hơi nước không còn bốc lên thì khuấy nhẹ hỗn hợp. Tiếp tục đun với lửa nhỏ trong khoảng 1-2 giờ để hỗn hợp sánh dẻo hơn. Sau đó nhỏ vài giọt nước vào mạch nha, nếu thấy giọt mạch nha không tan thì không cần đun thêm nữa.
- Bước 10: Để mạch nha nguội và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn đã biết được mạch nha là gì, cũng như cách nấu mạch nha tại nhà. Chúc bạn thành công.